Đăng ký logo theo hình thức nhãn hiệu hay quyền tác giả?
Khi vấn đề bản quyền đang ngày được quan tâm hơn, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ mới như kinh doanh online, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đều cần minh bạch, rõ ràng về bản quyền.
Câu hỏi đặt ra cho các cá nhân, tổ chức khi bắt đầu bảo hộ thương hiệu của mình là đăng ký logo theo hình thức nhãn hiệu hay quyền tác giả? Bài viết sau đây CBM Branding sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Đầu tiên, cần phải nói theo quy định chung của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành thì logo hoàn toàn có thể được đăng ký bảo hộ bằng một trong hai, thậm chí cả hai hình thức: Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 14, Khoản 6 hoặc Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại Điều 14, Khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mỗi hình thức đăng ký lại có ưu nhược điểm riêng, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua lần lượt từng hình thức đăng ký.
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Vậy “Nhãn hiệu” là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp này với các cá nhân, doanh nghiệp khác.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khi đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ bảo vệ được logo của mình trong phạm vi rộng với cơ chế bảo hộ chặt chẽ nhất theo quy định pháp luật hiện nay. Điều này chứng minh chủ sở hữu được sở hữu độc quyền nhãn hiệu (logo). Từ đó, chủ sở hữu được độc quyền khai thác giá trị thương mại của logo, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu.
Tính bảo hộ với hình thức này là tuyệt đối với việc khai thác giá trị thương mại của logo. Chỉ cần có giấy chứng nhận sở hữu là chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền của mình.

Nhược điểm của hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhược điểm của hình thức này là khi điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khó khăn do phải chứng minh khả năng phân biệt với sản phẩm, dịch vụ khác. Chưa kể thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thường khá dài.
Như vậy, hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phù hợp với các cá nhân, doanh nghiệp cần đăng ký logo để khai thác giá trị thương mại của logo. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng phải chấp nhận thời gian xử lý hồ sơ lâu, tỷ lệ được cấp văn bằng thấp hơn, tốn kém chi phí hơn. Tuy nhiên, một khi đã đăng ký thành công, được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tính bảo hộ gần như tuyệt đối.
2. Đăng ký logo dưới dạng bản quyền tác giả
Bản quyền tác giả là gì?
So với hình thức đăng ký nhãn hiệu thì thủ tục đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này Logo được xem như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục… Nói cách khác, bản quyền tác giả chứng minh chủ sở hữu là người đã sáng tạo ra tác phẩm.
Theo quy định pháp luật thì quyền tác giả sẽ tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm (logo) được hình thành và thể hiện. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển lâu dài thì chủ sở hữu logo nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền của mình sau này nếu có tranh chấp phát sinh.

Đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả có dễ không?
Việc đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả dễ dàng được cơ quan nhà nước chấp thuận cấp giấy chứng nhận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ quyền tác giả còn khá lỏng lẻo, hạn chế việc khai thác giá trị thương mại. Việc chứng minh logo bị sao chép ý tưởng rất khó khăn vì hiện tại chưa có hệ thống tra cứu. Chưa kể trường hợp xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả, thời gian và thủ tục giải quyết vô cùng phức tạp và mất thời gian. Hơn nữa, kết quả xử lý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác.
3. Vậy nên đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức nào?
Hai hình thức đăng ký bảo hộ logo đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa là tác phẩm được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ, không phải sao chép từ tác phẩm của người khác
Trong khi đó, điều kiện để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu không phải là tính sáng tạo mà là tính phân biệt, tức nhãn hiệu đó phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận diện được hàng hoá, dịch vụ mà bạn cung cấp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi một chủ thể khác.

Tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh, mục đích sử dụng logo cũng như nguồn lực của cá nhân, doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn cho phù hợp.
4. Hướng dẫn Quy trình và thủ tục đăng ký bảo hộ logo theo các hình thức
CBM Branding là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm với Dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ logo. Chúng tôi đã thực hiện thành công 50+ dự án đăng ký bảo hộ, tư vấn và hỗ trợ 200+ khách hàng sử dụng dịch vụ.
02 bài viết dưới đây chúng tôi Tổng hợp chi tiết, cụ thể các bước đăng ký bảo hộ logo theo mỗi hình thức mà bạn lựa chọn.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về cách bảo hộ logo vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.