Xây dựng thông điệp truyền thông thương hiệu qua sự so sánh
Thông điệp thương hiệu thường được các doanh nghiệp truyền tải qua nhiều cách thức khác nhau. Việc xây dựng thông điệp truyền thông thương hiệu qua sự so sánh được phần đông doanh nghiệp lựa chọn. Phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp thu được hiệu quả cao. Vậy như thế nào là xây dựng thông điệp truyền thông thương hiệu qua sự so sánh? Hãy cùng CBM Branding tìm hiểu nhé.
1. Thông điệp thương hiệu là gì?
Thông điệp thương hiệu là các tuyên bố bằng lời nói và bằng văn bản, mô tả những hoạt động và những gì khiến doanh nghiệp đó khác biệt với các đối thủ. Thông điệp thương hiệu được sử dụng để tương tác với khách hàng. Thông qua thông điệp khách hàng sẽ hiểu được giá trị của một doanh nghiệp và những gì mà doanh nghiệp đó coi trọng.

Để có một thông điệp thương hiệu hiệu quả thì thông điệp đó nên ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với doanh nghiệp. Bởi thông điệp thương hiệu là thứ cần được truyền tải tới các đối tượng khách hàng nên doanh nghiệp cũng có thể cần tìm kiếm ý kiến của người khác. Điều này nhằm để chắc chắn rằng thông điệp đó đáng nhớ, phù hợp và mang lại hiệu quả.
Trước khi xây dựng thông điệp thương hiệu doanh nghiệp nào cũng phải có sự hiểu biết về thị trường mục tiêu. Từ đó doanh nghiệp mới có thể xác định được các cách thức để xây dựng thông điệp truyền thông. Đồng thời là cách để tiếp cận gần nhất đến khách hàng của mình.
2. Như thế nào là xây dựng thông điệp truyền thông thương hiệu qua sự so sánh?
Xây dựng thông điệp thương hiệu thông qua việc so sánh là một trong các cách mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây cũng là một cách làm thường thấy ở doanh nghiệp. Xây dựng thông điệp truyền thông qua sự so sánh là nhằm tạo ra sự phù hợp với thương hiệu, sản phẩm mới. Đồng thời cách làm này cũng chứng minh cho khách hàng thấy được sự vượt trội của doanh nghiệp so với đối thủ.

Tuy nhiên, để tiến hành thực hiện cách thức này không phải là một điều đơn giản. Để thành công với phương pháp này, bạn cần có một “Reason-to-believe” đủ mạnh và thuyết phục người tiêu dùng. Lý do để khách hàng tin tưởng có thể là những lợi ích lý tính của sản phẩm. Những lợi ích này phải được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học hay đơn thuần được một chuyên gia có tên tuổi đứng ra bảo trợ. Một cách khác để nâng cao lòng tin khách hàng nữa là được thể hiện qua xuất xứ của sản phẩm. Năm ra đời thương hiệu cũng là yếu tố nắm được lòng tin của người tiêu dùng.
Ngày nay, do sự phát triển của các nền tảng số nên việc chiếm được lòng tin khách hàng là rất khó khăn. Để truyền thông qua sự so sánh, bạn cần nêu ra được điểm nổi bật, khác biệt nhất của sản phẩm. Tính chân thật cũng là thứ rất được đề cao và quan tâm.
3. Một số ví dụ về xây dựng thông điệp thương hiệu qua sự so sánh
3.1. Apple – so sánh với hệ điều hành Android về quyền riêng tư
Điểm nổi bất nhất của hãng Apple chính là vấn đề về quyền riêng tư. Apple đánh mạnh vào tâm lý sợ bị đánh cắp thông tin, dữ liệu của người tiêu dùng để so sánh với Android. Thông điệp chủ chốt trong các chiến dịch này là tính bảo mật của iPhone rất cao. Người dùng iPhone có thể không bị các ứng dụng theo dõi. Họ cũng biết chính xác loại dữ liệu có thể yêu cầu còn người dùng Android không có những đặc quyền đó.

3.2. Samsung
Samsung chọn cách tiến hành so sánh với các sản phẩm iPhone thông qua các TVC quảng cáo. Một quảng cáo được làm bởi Samsung có tên “Move On” đã nói lên thông điệp của thương hiệu. TVC bắt đầu bằng một chàng trai trẻ đi trên phố và tình cờ gặp một chiếc iPhone vào năm 2007. Anh ta mua chiếc máy này và trở thành fanboy của Apple. Năm 2013, anh nâng cấp lên iPhone 5s và gặp người phụ nữ anh yêu. Cô dùng Samsung Galaxy Note 3 và có kích thước màn hình lớn hơn. Khả năng S Pen cũng khác biệt với chiếc điện thoại mới nhất của Apple.
Vào năm 2016, trong khi hẹn hò, cả hai rơi ra khỏi một bến tàu và bị ướt sũng. Cô nàng Galaxy S7 có chống nước IP68 nên vẫn sử dụng bình thường, còn iPhone của anh thì đã hư. Năm sau, sau khi nhận ra rằng iPhone mới không còn giắc cắm tai nghe 3,5 mm, anh ta nhét chiếc iPhone của mình vào ngăn kéo. Đồng thời anh chàng đã mở hộp chiếc Galaxy Note 8 mới của mình ra. Qua việc so sánh này, Samsung muốn truyền tải rằng sản phẩm của mình có nhiều tính năng ưu việt hơn so với iPhone.

3.3. Pepsi
Pepsi luôn yêu thích việc “cà khịa” và so sánh với Coca-Cola. Một chiến dịch truyền thông của hãng đã nổ ra vào mùa Halloween 2014. Pepsi đã cho chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Twitter. Đặc biệt hơn khi hình ảnh chủ đạo của chiếc poster này lại là một lon Pepsi khoác bên ngoài là tấm áo choàng màu đỏ có chữ Coca-Cola. Trên tấm ảnh có dòng chữ “We wish you a scary Halloween” (Chúc bạn một mùa Halloween đáng sợ).
Quảng cáo này của Pepsi lấy ý tưởng từ việc trong ngày lễ Halloween mọi người thường hóa trang thành những thứ đáng sợ. Thông qua đó, ngụ ý của Pepsi ở đây chính là Coca-Cola là một thứ đáng sợ.
3.4 Coca – Cola
Coca-Cola cũng là một trong những ông lớn trong việc đưa ra các chiến lược đậm chất sáng tạo. Đứng trước việc Pepsi luôn tấn công mình thì Coca-Cola luôn có màn so sánh và “khịa” ngược lại rất thông minh.
Ngay sau quảng cáo Halloween của Pepsi, Coca-Cola lập tức phản đòn. Họ lấy ngay ảnh quảng cáo của Pepsi, chỉ thay dòng chữ “We wish you a scary Halloween” thành “Everybody wants to be a hero”. Câu nói trên có nghĩa “Ai cũng muốn trở thành anh hùng”. Tấm áo choàng lúc này lại có một nghĩa khác hoàn toàn. Ý của Cola – Cola muốn nói Pepsi cũng đang muốn trở thành “anh hùng” giống như Coca-Cola. Qua đó thông điệp mà Coca-Cola muốn gửi đến khách hàng là họ đã luôn có một vị trí vững chắc và ai cũng muốn được giống như họ.

4. Tổng kết
CBM Branding vừa cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về phương pháp xây dựng thông điệp truyền thông qua sự so sánh.
CBM Branding là agency uy tín, chuyên nghiệp nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông tại Hà Nội. CBM tự hào về đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, luôn mang lại cho khách hàng những giải pháp tuyệt vời nhất.
LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu chuyên nghiệp!