Có những chất liệu in name card nào?
In name card không còn là việc xa lạ gì đối với các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, liệu các bạn có biết name card được làm nên từ chất liệu nào không? Nếu bạn chưa biết thì hôm nay hãy cùng CBM tìm hiểu xem nhé!
1. In name card
Name card hay còn gọi là in card visit hay danh thiếp chứa các thông tin, địa chỉ cần thiết. Việc in name card sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng. Từ đó góp phần làm khách hàng có ấn tượng sâu hơn về thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Có những chất liệu in name card nào?
Name card thương được in bằng chất liệu giấy. Với mỗi loại giấy sẽ cho ra một chiếc name card có tính chất khác nhau. Vậy, người ta thường dùng giấy gì để làm name card? Mỗi loại name card đó có ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng CBM Branding khám phá nhé!
2.1. Giấy Ford
Đây là loại giấy thông dụng và phổ biền được sử dụng nhiều trong in name card. Giấy Ford có bề mặt nhám và có khả năng bám mực cao. Loại giấy này thường có định lượng mỏng 70-80-90g/m2. Giấy ford cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy note, letter head, hóa đơn hay in tài liệu học sinh.

2.1.1. Ưu điểm
- Đây là loại giấy có tính ứng dụng cao
- Giá thành rẻ nên được dùng phổ biến trong đời sống
- Giấy ford rất thân thiện với môi trường. Nó dễ dàng phân hủy với điều kiện môi trường tự nhiên. Từ đó góp phần hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường sống
- Kích thước của giấy ford rất đa dạng để khách hàng thoải mái lựa chọn
- Nhiều chủng loại, định lượng và màu sắc
2.1.2. Nhược điểm
- Giấy khá mềm, dễ thấm nước, khi in ấn dễ gây nhòe
- Chất lượng màu sắc, chi tiết khi in ấn bằng giấy ford không được đẹp
2.2. Giấy Bristol
Giấy Bristol cũng là một trong các loại giấy in name card được sử dụng phổ biến. Loại giấy này có bề mặt mịn, bóng láng và khả năng bám mực tốt. Định lượng của Brisol ở mức 230 – 350g/m2. Khi dùng trong in name card người ta thường dùng 2 định lượng là B280 hay B300. Giấy Brisol cũng thường được ứng dụng để in thiệp cưới, thiệp mời…

2.2.1. Ưu điểm
- Giấy xốp và bề mặt mịn, hơi bóng nên có hiệu ứng thẩm mỹ cao
- Chất lượng ấn phẩm in tốt, sắc nét, khả năng bám mực cao và bền
- Có tính ứng dụng cao
- Phù hợp với nhiều công nghệ in và gia công như: in offset, in màu, in lụa, in dập nổi…
2.2.2. Nhược điểm
- Giá thành giấy bristol cao hơn những loại giấy couche hay giấy ford
- Cùng với đó thì trọng lượng giấy tương đối nặng
2.3. Giấy Crystal
Giấy Crystal có đặc điểm một mặt nhám và một mặt bóng. Định lượng của giấy crystal thường nằm trong khoảng 230 – 350 gsm. Cùng với đó, độ phẳng cao nên cho màu sắc và hình ảnh vô cùng sắc nét. Giấy Crystal cũng thường được sử dụng để in bìa tập sạch, in phim ảnh hay bao bì cao cấp.

2.3.1. Ưu điểm
- Cả trước và sau khi in đều đạt độ bóng tốt
- Độ phẳng cao giúp thấm mực nhanh chóng, mang đến chất lượng bản in sống động, sắc nét
- Là chất liệu lý tưởng cho các ứng dụng mỹ thuật trong đồ họa
2.3.2. Nhược điểm
- Đây là loại giấy có 2 mặt nhẵn mịn khác nhau
- Bởi 2 mặt giấy khác nhau nên giấy crystal khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn
2.4. Giấy Couche
Giấy Couche có bề mặt mịn, bóng, sáng và hình ảnh in ra rất bắt mắt. Mặt giấy Couche được tráng phủ bằng cao lanh hoặc vật liệu tương đương. Do vậy nó rất thường được sử dụng để in name card. Giấy này còn được gọi với tên khác là C100 hay C250 và nó luôn là sự lựa chọn để thiết kế và in danh thiếp.

2.4.1. Ưu điểm
- Bề mặt giấy Couche láng mịn, phẳng với độ thấm hút mực cực kỳ tốt và đồng đều
- Chất lượng in tuyệt vời. Màu sắc có độ tươi sáng và sắc nét gần như với bản thiết kế
- Giấy có độ trắng và bắt sáng tốt, tạo nên vẻ lịch sự và cao cấp cho bao bì sản phẩm
2.4.2. Nhược điểm
- Loại giấy này có giá thành khá cao nên thường dùng trong các sự kiện quan trọng
- Cần xem xét mục đích trước khi sử dụng để in name card
2.5. Giấy Conqueror
Giấy Conqueror nổi tiếng số 1 thế giới là loại giấy chất lượng, có độ bền đẹp và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Vì thế nên giấy Conqueror đảm bảo được tính lưu trữ của ngành in ấn, truyền thống.

2.5.1. Ưu điểm
- Giấy có độ dày cao, dai chắc, chịu lực tốt, rất bền
- Giấy có độ cứng nên có thể định hình rất tốt
- Giấy Conqueror phong phú về màu sắc và là loại giấy mang đến sự sang trọng, đẳng cấp
- Có sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc và định lượng, kích cỡ nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của bất cứ đối tượng nào
2.5.2. Nhược điểm
- Nhược điểm đầu tiên của loại giấy này là giá thành khá đắt đỏ
- Bên cạnh đó thì đa số bề mặt của giấy này không có gân nên khó có thể bám được mực
- Nếu không dùng máy in chuyên dụng để in trên giấy Conqueror thì màu sắc khi in sẽ không được sắc nét và màu không được đẹp
2.6. Giấy ngọc trai
Giấy Ngọc trai là loại giấy có ánh kim. Rất bắt sáng và bắt mực. Chính những ánh sáng từ giấy phát ra rất thu hút anh nhìn. Đây là loại giấy dùng để in name card và có định lượng giấy C300gsm, được cán mờ 2 mặt.

2.6.1. Ưu điểm
- Phản xạ, bề mặt bắt mắt
- Cảm giác mượt mà, cao cấp
- Tuyệt vời cho nghệ thuật với màu sắc nhẹ nhàng và thiết kế đơn giản để làm nổi bật ánh sáng
- Trọng lượng giấy tiêu chuẩn 14pt và cao cấp 16pt
- Giấy thân thiện với môi trường, giấy chứng nhận FSC
2.6.2. Hạn chế
- Là loại giấy khá đắt đỏ
- Giá thành in danh thiếp khá cao
2.7. Chất liệu nhựa
Giấy nhưa dùng để in name card sẽ mỏng hơn các loại giấy thường tầm 200 gsm. Thế nhưng để có được một chiếc thẻ nhựa, bên gia công sẽ thực hiện công đoạn “ép thẻ” để cố định 2 mặt trước sau nên độ dày của thẻ sẽ vượt trội hơn hẳn các loại namecard khác.

2.7.1. Ưu điểm
- Có thể in số lượng ít
- Không thấm nước
- Có độ bền cao
2.7.2. Nhược điểm
- Giá thành thì cao hơn loại giấy thông thường
2.8. Thẻ nhựa trong suốt
Thẻ có màu trắng trong và có thể nhìn xuyên suốt như một tấm kính mờ. Giấy có bề mặt được tráng phủ giúp mực in bám tốt có độ mềm dẻo không bị gãy gấp trong quá trình sử dụng. Xu hướng thiết kế và in ấn thẻ nhựa trong suốt làm name card đang trở nên rất thông dụng. Đồng thời nó cũng nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của người dùng. Thẻ nhựa trong suốt có định lượng 150 gsm, 255 gsm.

2.8.1. Ưu điểm
- Chịu được nhiệt độ cao, bền, dẻo mà cứng, không bị gãy gập, trầy xước
- Không thấm nước, không bị bong tróc, phai màu theo thời gian.
- Dạng nhựa trong suốt của loại thẻ này được nhập khẩu theo dạng tấm
- Chất lượng được kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu
2.8.2. Hạn chế
- Chỉ in được trên một mặt giấy
- Không in được trên các máy in mực phun màu, mực nước, mực dầu
- Giá thành giấy khá cao, nhưng bạn có thể đạt được hiệu qua mong muốn
- Khi in thiệp trên giấy nhựa trong suốt cần chú ý hạn chế in nhiều chi tiết trên tấm thiệp, nội dung, thông tin gọn gàng sắp xếp dể nhìn
3. Tổng kết
Trên đây là một số chất liệu giấy thường được dùng trong in name card bạn có thể tham khảo. Ở mỗi loại giấy sẽ có các tính chất và ưu/nhược điểm khác nhau. Do vậy, hãy xác định rõ mục đích sử dụng để lựa chọn chất liệu phù hợp nhất nhé!
LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn hỗ trợ thiết kế, in ấn name card trên chất liệu phù hợp nhất!