Nhượng quyền thương hiệu là gì? Một số lưu ý khi nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Một số lưu ý khi nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu ngày nay không còn là điều xa lạ trên thị trường. Đặc biệt là trong ngành hàng kinh doanh F&B thì vấn đề này càng thấy sự phát triển rõ rệt. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì và vì sao nó lại phát triển như vậy? Hãy cùng CBM tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương mại (Franchise) theo luật thương mại 2005, điều 284 là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nhượng quyền thương hiệu là gì
Mô hình nhượng quyền thương hiệu

Do vậy có thể hiểu rằng nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh. Hoạt động này sẽ diễn ra trong một thời gian nhất định tùy theo thỏa thuận. Cùng với đó thì bên nhận quyền phải đồng ý các thỏa thuận đề ra của bên nhượng quyền.

Bên cạnh đó, một đơn vị nhượng quyền có thể nhượng quyền thương hiệu cho nhiều bên nhận quyền khác nhau.

2. Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

2.1. Đối với bên nhận quyền

  • Thứ nhất, không cần mất nhiều thời gian để có thể hoạt động, sản xuất kinh doanh. Bởi bên nhượng quyền đã có một thời gian dài hoạt động cũng như xây dựng nên 1 thương hiệu có độ lớn mạnh nhất định.
  • Thứ hai, được kế thừa và sử dụng các bí mật, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền. Bởi để có thể giúp thương hiệu nhượng quyền đi vào hoạt hoạt mẽ, bên nhượng quyền cần có trách nhiệm truyền đạt lại những cách thức kinh doanh của mình để bên nhận có thể quản lý công việc một cách tốt nhất.
  • Thứ 3, các sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ hệ thống hoạt động đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền. Bởi các bên nhượng quyền đều sẽ hoạt động theo một quy chuẩn nhất định nhằm tạo nên sự thống nhất.
Rủi ro tài chính
Bên được nhượng quyền có thể tận dụng lợi thế có sẵn của thương hiệu

2.2. Đối với bên nhượng quyền

  • Thứ nhất, sẽ có thêm nguồn phí từ hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Khi bên nhận quyền tiếp nhận thương hiệu thì họ sẽ phải trả phí hàng tháng cho bên nhượng quyền.
  • Thứ 2, có thể mở rộng thương hiệu và tiếp cận thêm nhiều tập khách hàng tiềm năng. Các bên nhận quyền sẽ tiếp nhận thương hiệu và xây dựng ở một khu vực khác nhau. Do vậy khi bên nhượng có nhiều bên nhận quyền thì đồng nghĩa với việc thương hiệu đang được mở rộng.
  • Thứ 3, tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc mở rộng, kiểm soát và marketing cho thương hiệu của mình. Tại các cơ sở nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ phải tự quản lý, kiểm soát và xây dựng các chiến lược quảng cáo dựa trên tiêu chuẩn của bên nhượng quyền.
  • Thứ 4, có thêm cơ hội tiếp cận đến các thị trường nước ngoài để phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ là cơ hội cho bên nhượng nếu bên nhận quyền là người nước ngoài. Bên cạnh đó khi thực hiện nhượng quyền thì việc quản lý thương hiệu sẽ không còn quá nặng đối với doanh nghiệp nhượng quyền. Từ đó họ có thể tập trung nguồn lực và thời gian để tìm hiểu thị trường quốc tế hơn.
Creative Agency
Nhượng quyền giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều thị trường khác nhau

3. Một số hạn chế của nhượng quyền thương hiệu

3.1. Đối với bên nhận quyền

  • Thứ nhất, cần bỏ ra chi phí lớn cho việc tiếp nhận thương hiệu. Phí nhượng quyền này sẽ phải trả theo hàng tháng hoặc tùy vào thỏa thuận giữa 2 bên.
  • Thứ 2, cần đầu tư nguồn lực cho việc quản lý, đào tạo nhân viên mới hay việc tiến hành triển khai truyền thông cho thương hiệu. Bởi khi tiếp nhận cơ sở nhượng quyền thì bên nhận có toàn quyền và trách nhiệm để điều hành cơ sở.
  • Thứ 3, cần có sự cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng hệ thống nhượng quyền. Bởi trong một hệ thống nhượng quyền quyền có thể có nhiều các đơn vị nhận quyền khác nhau. Do vậy giữa các cơ sở vẫn sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau khi hoạt động kinh doanh.
  • Thứ 4, chịu sự kiểm soát và giám sát từ bên nhượng quyền. Điều này đôi khi sẽ khiến bên nhận quyền gặp phải áp lực kinh doanh lớn.
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Nhượng quyền cũng có một số nhược điểm nhất định

3.2. Đối với bên nhượng quyền

  • Thứ nhất, phải chia sẻ các kiến thức, kỹ năng và bí mật kinh doanh với các bên nhận quyền. Đây là những tài sản trí tuệ vô cùng giá trị của doanh nghiệp. Khi phải chia sẻ với các bên nhận quyền, thương hiệu có thể gặp phải rủi ro bị tiết lộ ra bên ngoài.
  • Thứ hai, dễ gặp phải khó khăn trong việc duy trì kiểm soát đối với các bên nhận quyền. Điều này xảy ra khi số lượng cơ sở nhận quyền nhiều. Bên nhượng quyền có thể sẽ không thể nắm bắt được hết các thông tin từ các cơ sở.
  • Thứ ba, khi một đơn vị nhận quyền gặp rủi ro thì sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống thương hiệu. Tất cả các cơ sở nhận quyền đều mang chung một thương hiệu. Do vậy khi một bên nhận gặp vấn đề thì các bên khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Khủng hoảng truyền thông là gì
Khi một đơn vị nhận quyền gặp rủi ro có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống thương hiệu

4. Tại sao nên nhượng quyền thương hiệu?

Có thể nói rằng hình thức nhượng quyền thương hiệu đem lại rất nhiều lợi ích. Điều này không chỉ riêng bên nhận và nhượng quyền mà còn có lợi cho cả quốc gia.

4.1. Đối với bên nhận quyền

Đơn vị nhận quyền từ tổ chức đã có sẵn thương hiệu nên không cần tốn thời gian dài gầy dựng thương hiệu riêng. Bên cạnh đó cũng không gặp phải khó khăn trong việc tìm cách tổ chức quản lý, điều hành công việc. Chỉ với việc kế thừa sự thành công, danh tiếng, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền, bên nhận quyền đã có thể tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh nhanh chóng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của bên nhượng quyền.

4.2. Đối với bên nhượng quyền

Đơn vị nhượng quyền sẽ nhận được phí nhượng quyền cũng như có thể hạn chế được tối đa chi phí mở rộng mạng lưới kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng để đầu tư cho nhiều hoạt động khác của mình hơn.

4.3. Đối với kinh tế quốc gia

Việc nhượng quyền thương hiệu có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia, địa phương. Cùng với đó đối với những trường hợp bên nhận là người nước ngoài thì còn hỗ trợ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, Nhà nước có thêm nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng, kiến thiết đất nước.

Kinh doanh theo trends
Nhìn chung, nhượng quyền vẫn mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên

5. Một số lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu

5.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một bước vô cùng quan trọng trước khi bạn bắt đầu tiến hành một hoạt đọngo nào đó. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được nhu cầu, xu hướng phát triển thị trường và đưa ra những quyết định chính xác hơn. 

Trong nhượng quyền thương hiệu, nghiên cứu thị trường trước sẽ giúp các bên nhận biết được nhu cầu và hướng phát triển của nhau. Từ đó có thể xác định chính xác ngành nghề, lĩnh vực hay đơn vị mình muốn tham gia.

5.2. Lựa chọn thương hiệu phù hợp

Bạn nên xem xét, đánh giá chi tiết về thương hiệu bạn muốn tham gia vào hệ thống nhượng quyền. Bởi sẽ có nhiều nhương hiệu nhượng quyền được định giá rất cao. Như vậy nếu nguồn lực của bạn không đủ bạn không thể tham gia vaò hoạt động nhượng quyền được. 

Cùng với đó, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về các thương hiệu mình muốn tham gia nhượng quyền để có thể chắc chắn mình sẽ phù hợp với những nét văn hóa, cách thức làm việc của thương hiệu đó. Từ đó tìm ra thương hiệu phù hợp với quy mô, tính chất và nguồn lực phù hợp nhất với bản thân.

Định vị thương hiệu
Hãy tìm hiểu thật kỹ thương hiệu mà bạn đang có ý định “bắt tay” vào mô hình nhượng quyền

5.3. Lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín

Trong hoạt động nhượng quyền, có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải thực hiện. Do vậy bạn nên nhờ một bên thứ ba đứng ra làm người tư vấn cho bạn. Điều này nhằm tránh các vấn đề tranh chấp xảy ra giữa hai bên trong quá trình hoạt động.

6. Tổng kết

CBM Branding đang là một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến các vấn đề nhượng quyền rất hiệu quả. Các giải pháp CBM Branding đưa ra đều dựa trên những đánh giá thực tế về thực trạng hiện tại của doanh nghiệp so với thị trường.

LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu chuyên nghiệp!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CBM VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 45/123 Phương Canh, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline/Zalo: 0986.995.014

Email: cbmbranding@gmail.com

Website: cbmbranding.com

Fanpage: www.facebook.com/cbmbranding