Gạo ST25 và câu chuyện bảo hộ nhãn hiệu của nông sản Việt

Gạo ST25 và câu chuyện bảo hộ nhãn hiệu của nông sản Việt

Gạo ST25 là kết quả của giống lúa mới nhất dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng “thượng hạng”. Đặc biệt, ST25 đã đạt giải ”Gạo ngon nhất thế giới”. Hôm nay hãy cùng CBM Branding tìm hiểu về thương hiệu gạo trứ danh này nhé!

1. Quá trình hình thành và phát triển giống gạo ST25

ST là tên viết tắt của chữ Sóc Trăng. Trước khi có giống lúa ST25 ra đời thì hàng chục năm nay, người nông dân trên cả nước đã biết đến những giống lúa ST3, ST5, ST10, ST19, ST20…

Câu chuyện phát hiện ra giống lúa thơm này cũng thật tình cờ. Giống lúa ST được phát hiện bởi kỹ sư Hồ Quang Cua. Theo ông Cua, vào một buổi sáng mùa đông năm 1996, ông đi thăm đồng ruộng, đang mải mê ngắm những hạt thóc căng tròn nặng trĩu giữa cánh đồng, ông chợt phát hiện ra một điều kỳ lạ. Với kinh nghiệm lâu năm làm nghề, ông đã nhận ra có những cây lúa gốc màu tím, hạt thóc lại thon dài khác lạ so với những cây lúa khác. Ông mải mê ngắm nhìn những cây lúa này và như phát hiện ra một điều gì đó, ông đã để ý thu thật nhiều những cá thể cây lúa có đặc điểm giống nhau như trên.Từ đây, một công trình lai tạo, nhân giống với hàng loạt giống lúa thơm mang tên ST được ra đời.

Kỹ sư Hồ Quang Cua là ''cha đẻ'' của giống lúa thơm mang tên ST
Kỹ sư Hồ Quang Cua là ”cha đẻ” của giống lúa thơm mang tên ST

Từ sự phát hiện tình cờ ấy, trên 1.000 cá thể đột biến đầu tiên được ông Cua thu thập, sau đó tiến hành trồng thử nghiệm rồi cho lai tạo theo nhiều cách khác nhau để chọn những cá thể vượt trội nhất đưa vào sản xuất.

2. Hành trình đưa thương hiệu gạo ST25 ra thế giới

Với ước mơ nhiều người biết đến loại gạo thơm ngon, ngoài việc khảo nghiệm, đưa ra nhân rộng, được nông dân chấp nhận, thị trường ưa chuộng, kỹ sư Hồ Quang Cua còn thường xuyên đem hạt gạo ST tham gia những cuộc thi “Gạo ngon,” “Cơm nào ngon hơn,” “Cơm ngon thương hiệu Việt”… tại các cuộc triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá cho lúa thơm ST và những giống lúa ST như: ST19, ST24. Có lẽ chính vì những nỗ lực lan tỏa giá trị đó mà tên thương hiệu lúa gạo mang tên ST ngày càng được nhiều người nông dân và người tiêu dùng biết đến.

Với định hướng xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Sóc Trăng, nhóm kỹ sư của ông Cua đã đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng gạo, cho ra đời nhiều tổ hợp lai gồm nhiều đời bố mẹ có gen thơm, hạt gạo đẹp, chất lượng thơm ngon, đặc biệt còn có mùi thơm dứa nên người tiêu dùng có thể nhận ra đó là đặc trưng của lúa thơm Sóc Trăng.

Gạo ST25 là loại gạo ngon nhất thế giới
Gạo ST25 là loại gạo ngon nhất thế giới

Thành quả ngọt ngào đã đến, nhất là những năm gần đây. Năm 2017, giống gạo ST24 của Việt Nam lần đầu tiên lọt vào Top 3 ”Gạo ngon nhất thế giới” trong Hội nghị quốc tế lần thứ 11 về thương mại gạo tại Macau, Trung Quốc. Từ năm 2017 – 2019 nhóm gạo ST24 và ST25 của Việt Nam liên tục giữ vững vị trí trong top 3 này. Đặc biệt, năm 2019, giống gạo ST25 đạt giải ”Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị lúa gạo quốc tế ở Manila, Philippines.

3. Gạo ST25 và câu chuyện bảo hộ nhãn hiệu

Thời gian gần đây, thông tin gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua bị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ bởi một số doanh nghiệp Mỹ được các phương tiện truyền thông đưa tin rất nhiều. Tin tức này khiến dư luận rất quan tâm. Nhiều người lo sợ rằng, đây là nguy cơ dẫn đến việc mất “thương hiệu gạo ST25” vào tay các doanh nghiệp Hoa Kỳ, dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng đưa được loại gạo này vào thị trường Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại, đã có đến 7 hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa dấu hiệu ”ST25” được nộp tại Mỹ, đề nghị cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu. Đây là số liệu tra cứu tại Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ.

Gạo ST25 có hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ
Gạo ST25 có hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ

Hiện nay, giống gạo ST25 mới chỉ được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam cho tác giả Hồ Quang Cua và đồng tác giả Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương do Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí làm chủ sở hữu. Ngoài Bằng bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam, chưa có bất kỳ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nào được cấp đối với các nhãn hiệu chứa dấu hiệu “ST25” là tên của giống cây trồng mới cho cây lúa (gạo) ở Việt Nam.

Mặt khác, các cá nhân, tổ chức sử dụng giống lúa ST25 để trồng cấy, các cá nhân, tổ chức kinh doanh gạo được trồng từ giống lúa ST25 đều phải sử dụng tên gọi “gạo ST25”. Vì thế, gạo ST25 được coi là tên gọi thông thường của hàng hóa, cũng giống như tên gọi của “gạo nếp”, “gạo bắc hương”, “gạo tám” v.v., đều không thể đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Điều này đã được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong trường hợp cụ thể này, bất kỳ ai, kể cả Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí là chủ sở hữu giống giống gạo ST25, đều không thể được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền đối với dấu hiệu là tên gọi “ST25” cho sản phẩm gạo (thuộc nhóm 30) tại Việt Nam.

Tương tự như Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ và các quốc gia khác cũng có quy định tên gọi thông thường của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu vì nó không có chức năng phân biệt của nhãn hiệu.

Như vậy, tại Hoa Kỳ, dấu hiệu “gạo ST25” cũng không đáp ứng quy định về bảo hộ nhãn hiệu độc quyền vì nó không có chức năng của nhãn hiệu (là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau).

Do đó, về nguyên tắc, nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu giống lúa ST25 và các doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm này cần thiết kế nhãn hiệu mới. Nhãn hiệu đó có thể bổ sung thêm dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc dấu hiệu kết hợp chữ và hình có tính phân biệt cùng với tên gọi giống lúa ST25 hiện nay. Ví dụ như “ST25 Hồ Quang Cua”, “ST25 Hồ Quang Trí” hoặc “Quang Minh ST25”, v.v..

Cần có chiến lược bảo vệ thương hiệu gạo ST25 cho doanh nghiệp
Cần có chiến lược bảo vệ thương hiệu gạo ST25 cho doanh nghiệp

Qua câu chuyện trên, có thể thấy rằng mặc dù gạo ST25 đã đoạt giải tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới trong 2 năm liên tiếp, tuy nhiên việc thiết kế, đăng ký bảo hộ và quảng bá cho nhãn hiệu gắn trên sản phẩm gạo này chưa có chiến lược cụ thể và rõ ràng. Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp khác kinh doanh trên thị trường.

Trên đây là những thông tin thú vị về gạo ST25, nếu có bất kỳ góp ý gì về thông tin hay cần sự tư vấn về bảo hộ nhãn hiệu, hãy liên hệ với CBM Branding để biết thêm chi tiết nhé!

CBM Branding đã được thành lập và phát triển trong gần 6 năm qua với khẩu hiệu “Khởi nguồn sức mạnh thương hiệu” cùng phong cách chuyên nghiệp – tận tâm – tinh tế – phù hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân hiện thực hóa ước mơ phát triển thương hiệu của mình.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn về Chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CBM VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 45/123 Phương Canh, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline/Zalo: 0986.995.014

Email: cbmbranding@gmail.com

Website: cbmbranding.com

Fanpage: www.facebook.com/cbmbranding