Tại sao một số thương hiệu lớn lại thay đổi bộ nhận diện thương hiệu?
Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu tương đương với việc thay đổi định vị thương hiệu. Thay đổi nhận diện thương hiệu là để thu hút khách hàng mới. Nhưng làm sao vẫn có thể giữ chân được khách hàng cũ chính là trăn trở của doanh nghiệp.
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những hình thức được thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ, với mục đích tăng mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó giúp khách hàng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Theo đó, khi nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu thì là một hình ảnh đặc trưng gồm chữ, ký tự, màu sắc,…đặc trưng của từng doanh nghiệp sẽ hiện lên trong tâm trí của khách hàng từ đó khẳng định vị thế riêng của doanh nghiệp trên thị trường.

2. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
2.1. Logo (Biểu trưng thương hiệu)
Logo là điểm tiếp xúc thương hiệu đầu tiên khách hàng thường tiếp cận. Một logo được thiết kế sáng tạo và truyền cảm hứng có thể dễ dàng gây ấn tượng và giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng.
Xem thêm: Thiết kế logo – Yếu tố quan trọng nhất trong bộ nhận diện thương hiệu
2.2. Slogan (Câu khẩu hiệu)
Slogan là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp truyền thông của thương hiệu. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm của công ty.
2.3. Card visit (Danh thiếp)
Card visit là một ấn phẩm nhỏ gọn, thể hiện hình ảnh đặc trưng của thương hiệu và thông tin cá nhân của người sử dụng. Card visit giúp tăng mức độ uy tín và sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

2.4. Profile (Hồ sơ thương hiệu doanh nghiệp)
Profile là ấn phẩm giới thiệu đầy đủ về thông tin của doanh nghiệp. Ấn phẩm này giúp doanh nghiệp giới thiệu được lĩnh vực hoạt động của mình với đối tác.
2.5. Standee (Quảng cáo giá treo đứng)
Standee thường được sử dụng trong các sự kiện và hoạt động offline của doanh nghiệp. Thông tin trên standee thường ngắn gọn, gây ấn tượng nhanh chóng và bắt mắt.
2.6. Gift voucher (Thẻ quà tặng)
Voucher là ấn phẩm được sử dụng nhiều trong các chiến dịch marketing. Nó cũng đồng thời có tác dụng truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

2.7. Phong bì thư (Envelope)
Phong bì thư là một phần quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Nó được sử dụng để bao đựng bên ngoài các tài liệu quan trọng, hợp đồng, thư mời. Từ đó tăng mức độ nhận biết và mức độ uy tín của thương hiệu.
2.8. Thẻ nhân viên (Employee identification card)
Thẻ nhân viên cũng giống như Card visit, thể hiện thông tin cá nhân của người sử dụng. Tuy nhiên, thẻ nhân viên thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nhiều hơn.
2.9. Nhãn mác sản phẩm (Label)
Tem nhãn là bài viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình ảnh được thể hiện bằng các hình thức dán, in, đúc, chạm khắc trực tiếp lên bao bì hoặc trên các chất liệu khác gắn trên bao bì.
2.10. Bao bì (Packaging)
Bao bì sản phẩm là hình ảnh đại diện cho đặc tính của sản phẩm, thể hiện hình ảnh, thông tin của hàng hóa nhằm thuyết phục sự tin dùng và lựa chọn của khách hàng.

2.11. Hồ sơ năng lực (Capacity profile)
Hồ sơ năng lực là ấn phẩm thể hiện thông tin một cách đầy đủ, bao quát nhất về doanh nghiệp. Nó nhằm truyền tải thông tin đến khách hàng, đến đối tác, các nhà đầu tư, chủ thầu.
2.12. Tờ rơi (Flyer)
Tờ rơi là ấn phẩm quảng cáo, được thiết kế và in ấn trên giấy để phát miễn phí cho mọi người nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình đặc biệt của doanh nghiệp.
2.13. Catalogue (Danh mục sản phẩm)
Catalogue là ấn phẩm giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng chuyên nghiệp, uy tín vớikhách hàng và đối tác.
2.14. Avatar/Cover (Ảnh đại diện/Ảnh bìa)
Avatar/Cover là các ẩn phẩm thuộc hệ thống nhận diện thương hiệu online, được sử dụng trên nền tảng internet, và chủ yếu là trên các mạng xã hội (như Facebook, Instagram,…).
2.15. Đồng phục (Uniform)
Đồng phục là trang phục giống nhau, được mặc bởi các nhân viên trong cùng một công ty, giúp công ty thể hiện hình ảnh đồng nhất và tạo sự tin tưởng với khách hàng.

3. Tại sao các thương hiệu lớn lại thay đổ bộ nhận diện thương hiệu?
Hiện nay, bộ nhận diện thương hiệu đang là thứ rất cần thiết để có thể ghi dấu ấn vào trong mind-set của khách hàng về hình ảnh của nhãn hàng. Thêm vào đó, theo khảo sát từ giới chuyên gia thì hình ảnh thương hiệu chiếm tới 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Cho nên, việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu đang là điều cần thiết với nhiều thương hiệu. Nhất là đối với những doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên khi nào cần thay đổi lại là một câu hỏi khó khăn, chưa phải ai cũng biết!
3.1. Thay đổi đến nhận thức của khách hàng
Có thể thấy được rằng, theo những báo cáo thỉ chỉ cần thay đổi các yếu tố nhận diện chính như tên thương hiệu, logo và màu sắc khi có sự thay đổi lớn. Các yếu tố này đã đi sâu vào tiềm thức khách hàng nên thay đổi chúng sẽ đồng thời để lại ấn tượng sâu sắc. Ấn tượng này tích cực hay hay tiêu cực phần lớn phụ thuộc vào việc khách hàng nhận định sự thay đổi này như thế nào hơn là về vấn đề thẩm mỹ.
Nếu khách hàng nhận định sự thay đổi này theo chiều hướng tích cực, việc thay đổi nhận diện sẽ được coi như một chiều hướng thay đổi đúng. Tuy nhiên, nếu khách hàng đánh giá theo chiều hướng tiêu cực, thì dù các yếu tố thương hiệu được thay đổi khéo léo đến mức nào cũng sẽ bị coi như vô dụng.

Đối với những thương hiệu đã trở thành “love mark” và nhận được sự tôn trọng và tình cảm của khách hàng như Apple, Coke, Nike và thậm chí những nhãn hàng nhỏ hơn, mọi sự thay đổi cần phải được cân nhắc một cách cẩn thận. Điều chúng ta lo sợ nhất đối với những thứ mình yêu thích, gồm cả các nhãn hàng là việc chúng sẽ thay đổi. Ngay lập tức phản kháng lại sự thay đổi đó là bản năng rất tự nhiên của con người. Điều cần thiết trong thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Đó chính là thay đổi nhận thức khách hàng, cho nên việc nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng của mình là thực sự cần để có thể thay đổi cả một hình ảnh về thương hiệu đó.
3.2. Thay đổi tầm nhìn thương hiệu
Nếu như khởi tạo 1 nhận diện thương hiệu mới chúng ta cần xây dựng dựa trên tầm nhìn thương hiệu (tầm nhìn về quy mô địa lý, quy mô lĩnh vực ngành nghề và quy mô đối tượng khách hàng) thì việc thay đổi cũng đòi hỏi dựa trên yếu tố này. Chẳng hạn thương hiệu của bạn khởi tạo để phục vụ trong nước nhưng nay muốn xuất khẩu. Vì vậy có thể bạn cần thay đổi để phù hợp với khu vực địa lý mới mà thương hiệu nhắm đến.
Ví dụ: Biểu tượng trong logo cũ của bạn có liên tưởng xấu trong môi trường sử dụng mới. Hoặc bạn dự định xây dựng thương hiệu giày riêng. Nhưng nay muốn mở rộng ra các sản phẩm thời trang, quần áo. Vậy 1 cái logo mang dáng dấp 1 chiếc giày cần được thay thế bằng 1 biểu tượng trung lập.

3.3. Thay đổi về xu hướng/kỹ thuật công nghệ/văn hóa xã hội
Điều này khá cảm tính, và cần có thời gian để kiểm chứng. Tuy nhiên, cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu. Chẳng hạn, khi xu hướng thiết kế trở nên phẳng và tối giản. Vì vậy hàng loạt thương hiệu lớn đã thay đổi logo của mình từ những hình khối phức tạp với màu sắc đa dạng thành những logo đơn giản, phẳng và màu sắc tối giản hơn.
Hay như về mặt kỹ thuật, thì những logo của thế kỷ trước hầu hết đòi hỏi phải đảm bảo việc in ấn, thêu thùa (lên đồng phục chẳng hạn). Nên những logo làm màu sắc dạng gradient. Hay những logo có quá nhiều chi tiết nhỏ sẽ không được ưu tiên. Nhưng ở thế kỷ này, không gian sử dụng các logo có thể chiếm phần nhiều trên digital, cũng như công nghệ in ấn đã đạt đến những trình độ vượt trội. Vậy nên các thiết kế logo có thể thoải mái phô diễn hơn so với thế kỷ trước. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự phù hợp với công nghệ hiện đại nhiều hơn.
4. Dịch vụ thiết kế điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu ưu tín tại Hà Nội
CBM Branding là agency uy tín, chuyên nghiệp nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và tư vấn thương hiệu tại Hà Nội. CBM tự hào về đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, luôn mang lại cho khách hàng những giải pháp tuyệt vời nhất.
LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu chuyên nghiệp!