Thương hiệu quốc dân Vinamit đã bị người Trung Quốc cướp đi ra sao?
Thương hiệu mít sấy quốc dân Vinamit đã trải qua chặng đường ròng rã hơn 5 năm để đòi lại thương hiệu tại thị trường Trung Quốc. Câu chuyện bị “cướp” thương hiệu này diễn ra như thế nào? Cùng CBM Branding tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Thương hiệu Vinamit
Vinamit được thành lập năm 1988 tại Bình Dương. Chẳng mấy chốc, Vinamit đã nhanh chóng trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao trong khai thác và chế biến nông sản tại Việt Nam. Ước vọng lớn của Vinamit là đưa trái cây Việt Nam với công nghệ của Vinamit trở thành thức ăn nhanh trên khắp thế giới.

Ban đầu, công ty chỉ sản xuất chủ lực 3 mặt hàng chính. Đó là mít sấy giòn, chuối sấy giòn và khoai lang sấy giòn. Lúc ấy, các thiết bị máy sấy hoa quả đều được nhập từ Đài Loan. Đến năm 1995, hãng mới có thêm sản phẩm mới là dứa sấy giòn, mận sấy dẻo cùng khoai môn sấy. Sau khi mở thêm nhà máy sản xuất, Vinamit cho ra đời nhiều dòng hoa quả sấy khô, hoa quả sấy lạnh. Tính đến nay đã có hơn 80 dòng hoa quả sấy được bán trên thị trường.
Có thể liệt kê gồm có:
- Trái cây sấy dẻo
- Thực phẩm đông lạnh
- Trái cây sấy lạnh
- Trái cây sấy gia vị
- Trái cây sấy chân không
- Trái cây sấy phủ socola
- Các loại hạt
- Ngũ cốc sấy
- Kẹo trái cây
2. Quá trình bị cướp mất thương hiệu Vinamit tại Trung Quốc
Năm 1997, Vinamit đưa sản phẩm mít sấy sang Trung Quốc, lấy tên thương hiệu là Đức Thành. Thời điểm đó, tất cả đều phải đi bằng con đường biên mậu qua các cửa khẩu Lào Cai, Móng Cái… Trước khi xuất sản phẩm sang Trung Quốc, tôi đã phòng xa bằng việc đi đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu Đức Thành tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đối tác làm ăn với Vinamit tại Trung Quốc lúc đó lại có chủ tâm cướp thương hiệu. Đối tác này này đã đi đăng ký độc quyền thương hiệu Đức Thành bằng tiếng Hoa.

Đến năm 2007, khi Vinamit được cấp bằng chứng nhận độc quyền thương hiệu Đức Thành thì mới nhận ra sơ hở chết người. Họ mới chỉ đăng ký độc quyền thương hiệu Đức Thành bằng tên tiếng Việt nhưng chưa đăng ký độc quyền bằng tiếng Hoa. Trong khi đó, luật pháp nước này yêu cầu phải đăng ký tên bản địa đi kèm với thương hiệu gốc mới được bảo hộ đầy đủ.
Vì sự việc này, sản phẩm Vinamit có nguy cơ bị loại khỏi thị trường Trung Quốc. Chưa hết, chủ thương hiệu Đức Thành còn có thể phải ngồi tù vì tội danh giả mạo thương hiệu. Ngay khi phát hiện ra, Vinamit đã quyết định khởi kiện.
3. Hành trình đi tìm lại “thương hiệu bị cướp” tại Trung Quốc của Vinamit
Ban đầu, Vinamit thuê luật sư tại Việt Nam. Thế nhưng suốt 2 năm trời không giải quyết được vì điều kiện xa xôi cách trở. Sau đó, chủ thương hiệu phải sang tận Trung Quốc tìm thuê luật sư theo đuổi vụ kiện. Vinamit đã nộp hồ sơ khiếu kiện đến Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng Cục này cũng đưa ra phán quyết: Thương hiệu Đức Thành là của Vinamit và yêu cầu người được cấp quyền sở hữu thương hiệu trước đó là ông Xie Hong Yi – một đối tác phân phối cũ của Vinamit tại Trung Quốc – phải trả lại thương hiệu Đức Thành cho Vinamit.

Tuy nhiên, phán quyết đó không được Xie Hong Yi thực thi. Xie Hong Yi còn kiện ngược Vinamit ra tòa thương mại Bắc Kinh (Trung Quốc). Vào một ngày cuối cùng của năm 2012, toà án thương mại Bắc Kinh đã công bố chính thức thừa nhận Vinamit là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Đức Thành.
Tưởng việc đến đó là ngã ngũ và khép lại hơn 4 năm đeo đuổi vụ kiện nhọc nhằn, nào ngờ Xie Hong Yi tiếp tục đâm đơn lên tòa “kêu oan”. Cuối cùng, sau hơn 5 năm đằng đẵng, Vinamit đã hoàn toàn được thừa nhận là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Đức Thành.
4. Bài học sâu sắc cho các doanh nghiệp Việt khi muốn “lấn sân” sang thị trường nước ngoài
Case study của Vinamit cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường chính trị – pháp luật trong marketing. Bên cạnh việc chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực pháp lý. Luật Sở hữu trí tuệ sẽ đảm bảo tối đa lợi ích của doanh nghiệp đối với sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu. Đừng để bản thân rơi vào trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”.

Nhiều bài học kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp Việt đã phải nếm “trái đắng” vì thờ ơ, xem nhẹ tính cấp bách của việc bảo hộ nhãn hiệu. Trong đó có thể kể đến cà phê Trung Nguyên, gạo ST25,… hay thương hiệu cá nhân như Mixi, PewPew,…
Hiện nay, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Điều đó dễ dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn. Hãy đăng ký bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ của bạn càng nhanh càng tốt!
CBM Branding đã được thành lập và phát triển trong hơn 07 năm. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các đối tác hiện thực hóa ước mơ phát triển thương hiệu. CBM Branding đã giúp hơn 70 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công!
LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn những giải pháp phù hợp, tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn!