Cẩm nang xây dựng thương hiệu cho Startup

Cẩm nang xây dựng thương hiệu cho Startup

Hiện nay, khởi nghiệp (tiếng Anh là Startup) đã trở thành phong trào mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho startup để phát triển bền vững lại không được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc hiểu đúng về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi vững vàng nhất. Cùng CBM Branding tìm hiểu các bước xây dựng thương hiệu chuẩn chỉnh cho Startup nhé!

1. Nghiên cứu khách hàng và thị trường

Startup có thể nghiên cứu nhanh khách hàng, thị trường mục tiêu để xác lập thương hiệu. Khi xác định rõ ràng đối tượng mà bạn muốn nhắm đến, cần tìm hiểu xem đâu là vấn đề mà họ muốn bạn giải quyết. Việc nghiên cứu thị trường có thể bắt đầu bằng việc nói chuyện với các khách hàng mục tiêu. Bạn có thể thử nghiệm với từ 20-30 khách hàng để có kết quả sơ bộ. Khi có thể nói chuyện với khách hàng mục tiêu, hãy gợi ý họ nói về những nhu cầu. Tất nhiên, bạn nên hỏi thật tinh tế và đầy đủ các nội dung cần thiết.

Nỗi đau về tài chính
Hãy nghiên cứu khách hàng và thị trường mà bạn muốn nhắm đến

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu các từ khóa bằng Keywordtool, Google Keyword Planner,… hoặc tham khảo các website của đối thủ cạnh tranh đã có trên thị trường.

2. Xác lập định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là các khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Đây sẽ là những yếu tố then chốt giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể tạo định vị thương hiệu tốt cần bằng các câu hỏi:

  • Sản phẩm của bạn dành cho ai?
  • Sản phẩm này sẽ giúp gì cho họ?
  • Có sản phẩm tương tự hoặc thay thế nào đã có?
  • Ngành hàng mà sản phẩm của bạn có thể thuộc về?
  • Bạn sẽ khác biệt sản phẩm của mình như thế nào?
  • Vì sao khách hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm của bạn?

3. Đặt tên thương hiệu

Sau khi đã xác lập xong định vị thương hiệu, bước tiếp theo là đặt tên thương hiệu của bạn. Với StartUp việc có một tên thương hiệu hấp dẫn sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy thế nào được voi là một cái tên thương hiệu tốt?

  • Tên cần phản ánh thương hiệu
  • Tên cần gợi lên mối liên hệ với sản phẩm
  • Tên phải độc đáo
  • Tên cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ
  • Tên cần có khả năng đăng ký nhãn hiệu
  • Nếu có khả năng đăng ký được tên miền website, tên Fanpage là một lợi thế

4. Thiết kế logo

Để tạo liên tưởng tốt với khách hàng thì việc có một logo độc đáo, chuyên nghiệp là rất cần thiết. Một số startup thường không quá coi trọng logo bằng cách sử dụng tạm logo tạo từ các ứng dụng online. Điều này mang khá nhiều nguy cơ như tạo ấn tượng không tốt cho thương hiệu, khả năng trùng lặp cao thậm chí gặp rắc rối về pháp lý không cần thiết.

Hơn 1000 ấn phẩm thương hiệu được CBM Branding thiết kế
Logo cần được thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng

Một vài lời khuyên để có một thiết kế logo tốt cho startup:

  • Logo phải phản ánh được sự khác biệt của thương hiệu hoặc mô hình kinh doanh.
  • Logo cần độc đáo, ấn tượng để có thể ghi nhớ được ngay.
  • Logo cần đủ đơn giản để ứng dụng trên mọi điểm tiếp xúc từ namecard, website, app.
  • Logo cần được đánh giá để đảm bảo về việc bảo hộ nhãn hiệu.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp của CBM Branding.

5. Phát triển website

Websitelà kênh giao tiếp rất quan trọng của mọi doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp của bạn bán sản phẩm online trên sàn thương mại điện tử, qua mạng xã hội hay qua Mobile app thì website vẫn là nơi mà khách hàng, đối tác tìm đến để tham khảo thông tin về doanh nghiệp.

Webiste là kênh do bạn sở hữu và toàn quyền kiểm soát. Bạn nên thiết lập website như một kênh trung tâm, thu hút mọi nguồn traffic. Hãy chuẩn bị phát triển một website tốt ngay từ khi bắt đầu.

Xem thêm: Dịch vụ xây dựng website chuyên nghiệp của CBM Branding.

6. Video giới thiệu doanh nghiệp

Video giới thiệu doanh nghiệp là công cụ giới thiệu hiệu quả mà nhiều startup sử dụng. Vì là doanh nghiệp mới, cung cấp các sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới trên thị trường nên việc sử dụng video giới thiệu sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được ý tưởng bạn muốn trình bày. Video giới thiệu startup có thể được quay dựng hoặc dạng animation.

Video giới thiệu doanh nghiệp
Video giới thiệu doanh nghiệp

7. Social channel

Social là kênh hiệu quả để startup mang ý tưởng đến mọi người. Hãy xác định đâu là kênh phù hợp với Startup của bạn để quảng bá.

  • Facebook: Mạng xã hội mà hầu như tất cả mọi người đều có
  • Youtube: Nền tảng chia sẻ video lớn nhất
  • Instagram: Mạng xã hội chia sẻ ảnh & video miễn phí
  • Linkedin: Mạng xã hội dành cho cộng đồng doanh nghiệp
  • Tiktok: Mạng xã hội video âm nhạc đang sở hữu lượng người dùng hàng tháng rất lớn dành cho giới trẻ năng động, sáng tạo.
  • Twitter: Mạng xã hội phù hợp cho các Startup nhắm đến thị trường nước ngoài, nhất là Mỹ

Có rất nhiều kênh social mà bạn có thể khai thác tùy thuộc vào việc bạn xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn hoạt động ở đâu nhiều nhất. Bạn có thể không cần hoạt động hết trên mọi kênh, nhưng hãy làm tốt nhất có thể.

8. SEO

SEO là phương pháp giúp tăng thứ hạng từ khóa của website trên các công cụ tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại nhiều traffic cho website, nhiều cơ hội kinh doanh mới. Điều tuyệt vời là SEO thực sự không khó làm và không tốn kém so với các giải pháp quảng cáo khác. Với StartUp, tận dụng các nội dung tự sản xuất được để làm SEO sẽ giúp vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao hiệu quả marketing trong dài hạn.

Kế hoạch SEO chuyên nghiệp
Nên lập kế hoạch SEO theo kỳ

9. PR Online

Sử dụng hình thức PR trên các tờ báo uy tín là cách ra mắt thương hiệu rất hiệu quả. Ngoài việc giới thiệu được sản phẩm dịch vụ với khách hàng mục tiêu, bạn cũng xây dựng được hình ảnh và uy tín bằng cách xuất hiện trên truyền thông. Các hình ảnh này có thể đăng tải lại trên website công ty và mạng xã hội để giúp khách hàng thêm tin tưởng vào startup.

10. Đối tác chiến lược

Giai đoạn bắt đầu của Startup, việc kết hợp với các đối tác phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Hãy xem xét việc hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn tham gia nhưng không phải là đối thủ trực tiếp. Hoặc các doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Hoặc hơn nữa, bạn có thể bán sản phẩm/ dịch vụ của bạn cho đối tác để trở thành 1 phần trong chuỗi cung ứng.

11. Viral marketing

Cả viral marketing và các chương trình marketing du kích nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả rất lớn thông qua truyền thông miễn phí và truyền miệng. Ngày nay việc ứng dụng viral marketing lại càng dễ dàng hơn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay tiktok. Nếu bạn có một ý tưởng có khả năng viral, đừng ngại thử nghiệm hình thức này. Hiệu quả nó mang lại có thể sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ.

Xu hướng viral marketing
Viral marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng

12. Sử dụng chiến lược marketing thông minh

Hầu hết các chiến lược marketing thông minh đều rơi vào ba lĩnh vực chính:

  • Content Marketing
  • Marketing sản phẩm
  • Quảng cáo

Tùy thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, Content Marketing là một cách có chi phí thấp để đưa được lời nói về sản phẩm của bạn.

13. Quảng cáo online

Sau khi đã thiết lập website, các kênh truyền thông chính thì đây là lúc bạn kích hoạt các chương trình quảng cáo online. Các chương trình quảng cáo này có thể giúp đẩy nhanh tăng trưởng doanh số, thêm nhiều khách hàng và hợp đồng. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra sự nhận biết thương hiệu rộng rãi với khách hàng mục tiêu.

Các kênh quảng cáo hiệu quả hiện nay gồm: Google ads, Facebook ads, Zalo ads, Cốc Cốc ads, Tiktok ads … Các sàn thương mại điện tử sẽ có tính năng quảng cáo nội sàn. Bạn có thể chọn kênh phù hợp với tập khách hàng tiềm năng của mình.

Facebook Advertising
Quảng cáo facebook mang về lượt tiếp cận rất tốt

14. PR chiến lược

Khác với việc PR online trên các tờ báo khá phổ biến, việc xây dựng một chương trình PR thương hiệu bài bản phải dựa trên một ý tưởng lớn có sức hấp dẫn để từ đó thông qua các sự kiện, chương trình truyền thông, show truyền hình hoặc các KOL nổi tiếng, thương hiệu của bạn sẽ được lan truyền và tạo ra sức ảnh hưởng lớn. Một cách làm hiệu quả hiện nay là sử dụng các nền tảng hỗ trợ Book KoLs để nhanh chóng triển khai và đo lường hiệu quả truyền thông.

15. Sales Kit

Sales Kit là bộ tài liệu bán hàng bao gồm các tài liệu, mẫu biểu, vật dụng cần thiết phục vụ việc tư vấn, bán hàng luôn được nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp mang theo bên mình. Việc xây dựng sales kit sẽ giúp bán hàng trở lên dễ dàng, hiệu quả hơn. Mặt khác hình ảnh thương hiệu startup trong mắt khách hàng sẽ chuyên nghiệp và tin tưởng hơn nhiều lần.

Một bộ Sales Kit thường bao gồm:

  • Company profile: giới thiệu năng lực doanh nghiệp
  • Brochure sản phẩm/dịch vụ: giới thiệu chi tiết thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lợi ích mang lại, khách hàng …
  • Bảng giá
  • Đơn đặt hàng
  • Hợp đồng mẫu
  • Các testimonials của khách hàng
  • Các vật dụng demo
Bộ nhận diện thương hiệu
Sales kit

Tổng kết

Trên đây là 15 chiến lược bài bản giúp xây dựng thương hiệu cho startup. Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện tất cả các chiến lược trên. Do vậy, hãy lựa chọn những gợi ý phù hợp nhất để áp dụng cho Startup của bạn.

Nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ chuyên gia thương hiệu đừng ngần ngại liên hệ với CBM Branding, chúng tôi có hơn 06 năm kinh nghiệm và tư vấn cho Startup ở nhiều lĩnh vực. LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn những giải pháp phù hợp, tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn!